Mong muốn của GS. Bùi Quốc Châu là "Biến bệnh nhân thành thầy thuốc", rằng là "ĐƠN GIẢN HÓA để ĐẠI CHÚNG HÓA" nhằm hướng đến một mục đích cuối cùng là nhà nhà làm Diện Chẩn, toàn dân sử dụng Diện Chẩn, và thế giới biết đến Việt Nam là thánh địa của sức khỏe. Thì Diện Chẩn không thể nào là khó với chúng ta được.
BÍ QUYẾT nằm ở sự ĐƠN GIẢN.
Chúng ta hãy cùng ghi nhớ 8 nguyên tắc chữa bệnh không dùng huyệt để nắm trong tay 8 cách tự mình làm thầy thuốc của chính mình mà Diện Chẩn Online đã giới thiệu tóm tắt ngay dưới đây:
8 NGUYÊN TẮC CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG HUYỆT
👉 1. Tác động tại chỗ (theo nguyên tắc cục bộ)
Đau nhức ở đâu, dùng cây lăn hay cây cào tác động tại chỗ đó, quy tắc này có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau ngay cả khi không đau. Ví dụ đau lưng dùng con lăn lăn tại chỗ đau lưng, nếu muốn da dẻ hồng hào, láng mịn ta cũng có thể dùng cây lăn đồng láng để lăn tại chỗ, giúp máu huyết lưu thông và tình trạng của da sẽ được cải thiện đáng kể. Trường hợp rụng tóc, nhức đầu, mất ngủ có thể dùng cào để cào đầu mỗi ngày.
👉 2. Tác động gần nơi đau nhức (theo luật lân cận)
Vì một lý do nào đó khiến ta không thể tác động ngay tại chỗ đang đau thì ta có thể tác động xung quanh gần chỗ đau. Tuy không tác động trực tiếp chỗ đau nhưng nó vẫn có ảnh hưởng và làm giảm bệnh. Ví dụ tác động xung quanh mụn nhọt làm cho mụn nhọt bớt sưng đau, tác động xung quanh tai đang bị đau nhức làm cho bớt đau.
👉 3. Tác động nơi đối xứng với bộ phận hay chỗ bị đau(Theo luật đối xứng)
Vì hai bên cơ thể đều có mối liên quan, tương tác qua lại và có sự ảnh hưởng nhất định nên ta có thể tác động ở nơi đối xứng với bộ phận hay vị trí đang đau sẽ đạt kết quả nhanh chóng. Ví dụ: đau bắp chân bên phải, ta tác động vào bắp chân bên trái ở vị trí đối xứng với nơi đau.
👉 4. Tác động theo nguyên tắc trước sau như một
Vì các bộ phận ở vị trí đối nhau (phía trước và phía sau)có liên quan mật thiết nên có ảnh hưởng lẫn nhau. Cho nên tác động nơi này (phía trước)sẽ có ảnh hưởng nơi kia (phía sau)hay ngược lại.
Ví dụ: bị bướu cổ, ta không chỉ hơ ngay cổ mà có thể hơ phía sau gáy, bị đau lưng ta có thể lăn trên bụng v.v…
👉 5. Tác động theo nguyên tắc giao thoa chéo
Đây là một kỹ thuật khá đặc biệt, có thể tác động chéo giữa cánh tay và cẳng chân trong một vài trường hợp.
Ví dụ: đau cổ tay trái, ta có thể tác động cổ chân bên phải – đau chân trái thì tác động cổ tay phải.
👉 6. Tác động theo nguyên tắc trên dưới cùng bên
Cụ thể là dùng cây lăn (lăn sừng hay lăn đồng) cây cào hay cây dò để ấn, day hay gạch từng đường dài trên da của vùng đau tương ứng trên chân để trị cho cánh tay đau cùng bên.
Ví dụ: đau cổ tay bên phải ta sẽ dùng cây lăn, lăn cổ chân bên phải, hoặc có thể dùng cây dò gạch trên da quanh cổ chân bên phải.
👉 7. Tác động theo luật đồng ứng (giữa các bộ phận có hình dạng tương tự nhau)
Những bộ phận có hình dạng giống nhau hay tương tự nhau đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng ta sẽ tìm những bộ phận nào có hình dáng tương tự nhau, rồi tác động bằng một trong cách dụng cụ Diện Chẩn như con lăn : cây cào, que dò huyệt, búa cao su…Ví dụ đau đầu dùng con lăn nhỏ lăn mu bàn tay đang nắm lại hoặc đầu gối, vì đầu gối và nắm tay có hình dạng tương tự cái đầu.
👉 8. Tác động theo luật phản chiếu
Tác động (lăn, cào) theo các đồ hình phản chiếu trên mặt hay ở các bộ phận khác trên cơ thể như da đầu, lưng, ngực, bụng, bàn tay, bàn chân. Ví dụ: đau lưng dùng cây dò gạch ở mang tai hay sống mũi vì 2 nơi này phản chiếu sống lưng. Ta có thể tham khảo các đồ hình phản chiếu để biết chính xác vị trí của các bộ phận phản chiếu trên mặt.
GS.TSKH.BÙIQUỐCCHÂU
(Trích giáo trình Diện Chẩn ABC)
---------------------------------------------------------
- Đăng ký học Diện Chẩn tại:https://www.dienchanonline.com.vn/thong-tin-ve-cac-khoa-hoc-dien-chan
- Hướng dẫn đặt hành qua các kênh: https://www.dienchanonline.com.vn/huong-dan-dat-hang
☎️ Hotline Tư vấn: 0963 819 387 (Hoàng Chinh) - 0935 199 188 (Nguyễn Hiền)- 0906 816 653 (Thuý An).